Tin tức

Vstep và CEFR chứng chỉ nào tốt hơn? Nên thi Vstep hay CEFR? 

Vstep và CEFR là hai trong số những chứng chỉ tiếng Anh được sử dụng rộng rãi tại Việt Nam hiện nay. Vậy thí sính nên chọn thi chứng chỉ nào giữa CEFR và Vstep? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây! 

Giới thiệu về chứng chỉ Vstep và CEFR

Vstep và CEFR đều thuộc nhóm chứng chỉ ngoại ngữ được Bộ Giáo dục và Đào tạo công nhận chính thức. Vậy cụ thể chứng chỉ Vstep là gì, CEFR là gì, có những cấp bậc nào? 

Chứng chỉ Vstep là gì? 

Vstep là bài thi tiếng Anh theo khung năng lực ngoại ngữ dành cho người Việt Nam, gồm 6 bậc từ 1 tới 6. Trong đó bậc và bậc 2 là trình độ sơ cấp, bậc 3, 4 thuộc nhóm trung cấp còn bậc 5, 6 là cao cấp. Vstep do Bộ Giáo dục Đào tạo quản lý và ủy quyền cho hơn 20 trường đại học – cao đẳng được tổ chức và cấp chứng chỉ Vstep.

Vstep và CEFR
Mẫu chứng chỉ Vstep

Chứng chỉ CEFR là gì?

CEFR là chứng chỉ ngoại ngữ theo khung tham chiếu chung châu Âu và được sử dụng trên toàn thế giới. Chứng chỉ gồm 6 cấp độ từ A1 đến C2, mô tả khả năng sử dụng ngôn ngữ từ người mới bắt đầu (cấp độ A1) cho tới người thành thạo ngôn ngữ đó (cấp độ C2). 

CEFR được thành lập năm 1990 bởi Ủy ban Châu Âu và Đại học Cambridge, dựa trên tiêu chuẩn Giảng dạy tiếng Anh của Đại học Cambridge. Tại Việt Nam, chứng chỉ CEFR được công nhận từ 30/9/2008 theo Quyết định số 1400/QĐ-TTG

So sánh hai chứng chỉ Vstep và CEFR. Nên thi Vstep hay CEFR?

Hai chứng chỉ Vstep và CEFR đều được sử dụng rộng rãi, tuy nhiên rất nhiều người còn phân vân nên thi chứng chỉ nào. Dưới đây sẽ phân tích điểm giống và khác nhau giữa hai chứng chỉ này nhằm giúp bạn chọn lựa được phương án phù hợp nhất. 

Cách đánh giá và xếp loại

VstepCEFR
Số bậc6 bậc6 bậc
Các bậc (từ thấp đến cao)1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6A1 – A2 – B1 – B2 – C1 – C2

Chứng chỉ Vstep đánh giá thí sinh dựa trên 6 bậc từ bậc 1 đến bậc 6 với 3 nhóm trình độ:

  • Sơ cấp: bậc 1, 2
  • Trung cấp: bậc 3, 4
  • Cao cấp: bậc 5, 6

Còn chứng chỉ CEFR lại chia làm 6 bậc tương ứng với 6 trình độ như sau: 

  • A1: Beginner – Căn bản ( tương đương tốt nghiệp tiểu học)
  • A2: Elementary – Sơ cấp (tương đương tốt nghiệp THCS)
  • B1: Intermediate – Trung cấp (tương đương tốt nghiệp cấp THPT và tốt nghiệp đại học không thuộc khối chuyên ngữ)
  • B2: Upper – Intermediate – Trung cao cấp (tương đương tốt nghiệp cao đẳng khối chuyên ngữ)
  • C1 – C2: Cao cấp (tương đương tốt nghiệp đại học khối chuyên ngữ)
Vstep và CEFR
6 bậc tương ứng với 6 trình độ theo khung tham chiếu châu Âu và thang quy đổi sang một số chứng chỉ khác. 

Đối tượng sử dụng chứng chỉ Vstep và CEFR

Những đối tượng cần có chứng chỉ Vstep bao gồm: 

  • Yêu cầu đầu ra bậc Đại học tại nhiều trường Đại học – cao đẳng (bậc 3)
  • Bài thi đầu vào bậc học thạc sĩ (bậc 3), nghiên cứu sinh tiến sĩ (đầu vào bậc 3 – đầu ra bậc 4)
  • Xét hồ sơ thi viên chức, thi lên ngạch chuyên viên chính, chuyên viên cao cấp (Mỗi vị trí và cấp bậc lại có những quy chuẩn năng lực ngoại ngữ khác nhau) 

Trong khi đó, CEFR là chứng chỉ dành cho những đối tượng:

  • Học viên thi tốt nghiệp trình độ thạc sĩ cần chứng chỉ B1 hoặc B2
  • Giáo viên tiếng Anh tại các trường công lập trên toàn quốc, cụ thể với giáo viên tiểu học, THCS cần B2 trở lên, giáo viên THPT cần chứng chỉ C1. Riêng với giảng viên cần trình độ C1 hoặc C2
  • Sinh viên khoa chất lượng cao Tiếng Anh, khoa Quốc tế,… tại các trường đại học – cao đẳng 

Chứng chỉ CEFR dựa trên khung tham chiếu chung châu Âu và được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới, còn Vstep là bài thi năng lực ngôn ngữ cho người Việt. Do đó nếu cần sử dụng chứng chỉ tiếng Anh trong nước thì thí sinh nên chọn bài thi Vstep với tính ứng dụng cao, dễ thi. Còn nếu có nhu cầu học tập, làm việc nước ngoài hoặc muốn chứng chỉ tiếng Anh của mình được công nhận tại quốc tế thì nên thi CEFR. 

Vstep và CEFR
CEFR phù hợp với giáo viên Tiếng Anh hoặc sinh viên khoa quốc tế, du học sinh,…

Cấu trúc đề thi và độ khó bài thi

Cấu trúc bài thi CEFR được sử dụng chung cho 6 cấp độ, gồm có 5 phần

  • Ngữ pháp (Grammar): gồm 100 câu hỏi trong vòng 40 phút, thí sinh chọn đáp án đúng nhất trong 5 phương án cho trước
  • Nghe (Listening): gồm 12 câu hỏi trắc nghiệm trong vòng 20 phút. Thí sinh lắng nghe đoạn ghi âm có dung lượng khoảng 3 phút, nắm bắt thông tin và chọn phương án chính xác. 
  • Đọc (Reading): Thí sinh đọc 5-6 đoạn văn và trả lời 10-12 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh những đoạn văn đã cho. 
  • Viết (Writing): Thí sinh viết theo chủ đề cho trước trong vòng 15 phút, gồm 2 dạng  bài là viết câu và viết bài luận. 
  • Nói (Speaking): Thí sinh nhận câu hỏi và trình bày bài nói trong vòng 5 phút theo câu hỏi cho trước. 

Cấu trúc bài thi Vstep lại có sự khác biệt giữa các cấp độ. Hiện nay bài thi Vstep đã bỏ cấp độ 1, chỉ còn bài thi cấp độ 2 và một bài thi chung cho cấp độ 3-4-5

Bài thi cấp độ 2 (tương đương A2)

  • Nghe (Listening): Gồm 5 phần, mỗi phần 5 câu hỏi với các dạng bài: nghe hội thoại và trả lời câu hỏi, nghe và điền từ vào chỗ trống để hoàn thành đoạn văn cho trước. 
  • Đọc (Reading): Gồm 4 phần: trắc nghiệm điền từ vào chỗ trống, đọc và nối biển báo, đọc và trả lời câu hỏi, đọc và hoàn thành đoạn văn. 
  • Viết (Writing): Gồm 3 bài viết: Hoàn thành câu, Viết ghi chú (khoảng 35 từ) và viết email (khoảng 40 từ). 
  • Nói (Speaking): Gồm 4 phần: chào hỏi, giới thiệu thông tin cá nhân, miêu tả sự vật, sự việc cho trước và trình bày, biện luận cho một ý kiến bằng quan điểm cá nhân. 

Bài thi cấp độ 3-4-5 (tương đương B1-B2-C1)

  • Nghe (Listening): Gồm 3 phần nghe – trả lời câu hỏi với các dạng: đoạn hội thoại, bài nói chuyện, bài giảng,…
  • Đọc (Reading): Gồm có 4 bài đọc dài n2000 từ. Thí sinh trả lời 10 câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh những thông tin được đưa ra trong bài.
  • Viết (Writing): Viết thư với độ dài khoảng 120-140 từ và viết 1 bài luận có độ dài khoảng 250 từ với chủ đề cho trước.
  • Nói (Speaking): Thí sinh nói theo chủ đề cho trước, sau đó trả lời thêm câu hỏi của giám khảo có liên quan tới chủ đề. 

Vậy giữa Vstep và CEFR đề thi nào khó hơn? Trên thực tế, theo kinh nghiệm của nhiều giảng viên chuyên ngữ, bài thi CEFR sẽ có độ khó nhỉnh hơn một chút so với bài thi Vstep cùng cấp độ (ví dụ B1 CEFR với bậc 3 Vstep). Bởi bài thi CEFR được xây dựng trên khung tham chiếu châu Âu, có yêu cầu cao hơn về 4 kỹ năng và khối lượng từ vựng học thuật. Còn bài thi Vstep dùng cho người Việt, về mức độ học thuật sẽ có sự giản lược để phù hợp với thực tế ứng dụng. 

Vstep và CEFR
So với CEFR thì bài thi Vstep có độ khó thấp hơn

Trên đây là những thông tin về hai chứng chỉ Vstep và CEFR trong hệ thống các kỳ thi chuẩn hóa tiếng Anh tại Việt Nam hiện nay. Việc lựa chọn kỳ thi nào sẽ phụ thuộc vào nhu cầu công việc và kế hoạch học tập của thí sinh. Nếu bạn có nhu cầu tư vấn về các kỳ thi tiếng Anh Vstep, CEFR, hãy gọi tới hotline 096.999.8170 – 0989.880.545 để được hỗ trợ nhanh nhất!

Để lại bình luận của bạn

Thông tin liên hệ sẽ được giữ bí mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan

chat

Phòng Tuyển SinhHỗ trợ 24/7

Hotline: O96 999 8170

Xin chào! Bạn có cần chúng tôi hỗ trợ gì không, đừng ngại hãy đặt câu hỏi để được tư vấn ngay

Vui lòng chọn khu vực thi của bạn và điền thông tin để bắt đầu nhận tư vấn