Chức danh nghề nghiệp

Mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên thư viện

Ngành thư viện là một trong những ngành hot hiện nay. Những người hoạt động trong lĩnh vực thư viện cần có những kỹ năng gì? Bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu chi tiết về quy định mã số, hạng chức danh nghề nghiệp thư viện nhé!

Chức danh nghề nghiệp thư viện là gì?

Nhân viên thư viện là những người quản lý và giữ gìn và phát triển vốn tài liệu để phục vụ nhu cầu và tìm kiếm thông tin của tất cả mọi người. Thông tin là kho báu là tài sản quý giá. Nhân viên thư viện được xem như là những người nắm giữ chìa khóa để mở các kho báu tri thức.

Chức danh nghề nghiệp thư viện là tên một trên gọi thể hiện trình độ, chuyên môn, chức năng nhiệm vụ của họ trong môi trường làm việc là các thư viện nhà nước… Công việc chính của nhân viên thư viện là:

  • Lựa chọn tài liệu, tiếp nhận các dạng tài liệu mới, phân loại tài liệu theo các danh mục…
  • Xây dựng, duy trì cơ sở dữ liệu phục vụ mục đích tìm kiếm tài liệu dễ dàng thuận lợi hơn.
  • Giữ gìn trang thiết bị, cơ sở vật chất trong tình trạng tốt nhất.
  • Giới thiệu tuyên truyền tài liệu đến người đọc.
  • Cầu nối gắn kết giữa người đọc với người đọc, xây dựng hình ảnh tốt đẹp, thân thiện của thư viên với cộng động.

Nhân viên thư viện có những chức danh, những mã số riêng được quy định tại thông tư liên tịch số 02/2015 Bộ văn hóa truyền thông du lịch và Bộ Nội vụ.

chức danh nghề nghiệp nhân viên thư viện
Mã số chức danh nghề nghiệp của thư viện

Xem thêm:

Mã chức danh nghề nghiệp của nhân viên thư viện

Thông tư liên tịch 02/2015 BVHTTDL- BNV quy định mã số, tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp thư viện. Cụ thể, tại điều 2 thông tư này nêu rã mã từng hạng chức danh nghề nghiệp. Chúng tôi xin tổng hợp lại theo bảng sau để các bạn tiện theo dõi.

Chức danh nghề nghiệpHạng chức danhMã chức danh
Chức danh nghề nghiệp nhân viên thư viênHạng IIMã số: V.10.02.05
Hạng IIIMã số: V.10.02.06
Hạng IVMã số: V.10.02.07

Như vậy chức danh nghề nghiệp của nhân viên thư viện được chia làm ba hạng II, III, IV. Trong đó cao nhất là chức danh nghề nghiệp hạng II, thấp nhất là hạng IV.

Tiêu chuẩn hạng chức danh nghề nghiệp thư viện

Mỗi hạng chức danh nghề nghiệp có những quy định khác nhau, tiêu chuẩn khác nhau về nhiệm vụ, chứng chỉ bồi dưỡng và chuyên môn nghiệp vụ…

Tiêu chuẩn chung về đạo đức nghề nghiệp

  • Kiên trì, tỉ mỉ trong công việc. Có tinh thần trách nhiệm cao đối với công việc được giao. Tuân thủ quy định của pháp luật, thực hiện đúng và đủ các nghĩa vụ của người viên chức trong hoạt động nghề nghiệp.
  • Tuân thủ nghiêm túc các quy định về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành thư viện. Luôn có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn. Có khả năng tổ chức, sắp xếp công việc, nhạy bén trong việc tổ chức, sắp xếp công việc.
  • Yêu nghề, có ý thức cải tiến nâng cao chất lượng dịch vụ thư viện để đáp ứng nhu cầu thông tin, tri thức của mọi tầng lớp nhân dân.
  • Tôn trọng quyền của người sử dụng thư viện. Luôn có thái độ niềm nở, nhiệt tình, chu đáo, trang phục gọn gàng, phù hợp. Có tác phong nhanh nhẹn, khoa học, cận thận.
  • Có ý thức phối hợp, giúp đỡ đồng nghiệp, chia sẻ kinh nghiệm trong công tác.
chức danh nghề nghiệp thư viện
Tiêu chuẩn đạo đức, chuyên môn nhân viên thư viện

Tiêu chuẩn riêng của chức danh nghề nghiệp thư viện

Tiêu chuẩnHạng IIHạng IIIHạng IV
Tiêu chuẩn nhiệm vụTham gia xây dựng các chủ trương, chính sách, định hướng, kế hoạch phát triển thư viện của quốc gia, bộ, ngành và địa phương.

Chủ trì và tham gia tổ chức triển khai thực hiện một số hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của thư viện.

Xây dựng tiêu chuẩn quốc gia các đề án, dự án, đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh, Bộ.

Trực tiếp thực hiện các quy trình hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của thư viện. Cụ thể như thu thập, phân loại tài liệu, xử lý các vấn đề liên quan nội dung tài liệu…

Tham gia biên soạn tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ cho hệ thống thư viện; tổ chức bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ cho thư viện viên hạng dưới.

Thực hiện một số quy trình trong công tác hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định. Cụ thể là thu thập, kiểm tra, thanh lọc và xử lý tài liệu nội dung tài liệu, quản lý xử lý các hệ thống tra cứu danh mục, tổ chức bảo quản tài liệu, biên soạn ấn phẩm thông tin- thư viện.

Xây dựng kế hoạch công tác hàng năm của thư viện, tổ chức triển khai nhiệm vụ kế hoạch năm sau khi đã được phê duyệt.

Tham gia các đề án, đề tài nghiên cứu

Tham gia tổ chức bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho thư viện hạng IV.

Thực hiện các công việc theo quy định như:

Xử lý kỹ thuật hình thức của tài liệu

Phân loại tài liệu có nội dung đơn giản.

Sắp xếp phích mô tả tài liệu.

Tham gia một số quy trình kiểm tra, thanh lọc kiểm tra tài liệu, làm và cấp thẻ thư viện, vận hành các thiết bị của thư viện….

Chứng chỉ đào tạo, bồi dưỡngTốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viên. Nếu tốt nghiệp ngành khác thì cần có chứng chỉ bồi dưỡng kỹ năng ngành thư viện của cơ quan có thẩm quyền.

Trình độ tiếng Anh đạt từ B1 trở lên.

Có chứng chỉ tin học theo thông tư 03/2015 của Bộ truyền thông thông tin.

Có chứng chỉ bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ thư viện hạng II.

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành thư viện.

Nếu tốt nghiệp đại học chuyên ngành khác thì cần có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành thư viên.

Trình độ Ngoại ngữ A2 theo khung năng lực 6 bậc theo quy định tại thông tư 01/2014.

Đạt trình độ tin học theo thông tư 03/2014 của Bộ truyền thông thông tin.

Tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng về chuyên ngành thư viện hoặc chuyên ngành khác có liên quan. Nếu tốt nghiệp trung cấp hoặc cao đẳng chuyên ngành khác phải có chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp chuyên ngành thư viện do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp.

Trình độ ngoại ngữ bậc 1 tương đương A1 theo khung năng lực 6 bậc quy định tại thông tư 01/2014 Bộ giáo dục và đào tạo về trình độ tiếng Anh tại Việt Nam.

Đạt trình độ tin học cơ bản theo thông tư số 03/2014 Bộ truyền thông thông tin

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụNắm vững đường lối chủ trương của Đảng, nhà nước trong lĩnh vực hoạt động.

Nắm vững kiến thức hoạt động thực tế của thư viện, có kiến thức tổng hợp các chuyên ngành khác.

Tham gia ít nhất 1 đề án, dự án khoa học cấp tỉnh, bộ hoặc chủ trì 2 đề án cấp cơ sở.

Nắm vững công nghệ thông tin vào lĩnh vực hoạt động chuyên môn.

Tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ tương đối giống với chức danh nghề nghiệp thư viện hạng II. Chỉ khác điều ở hạng III không yêu cầu tham gia hay chủ trì các đề án, dự án nghiên cứu khoa học.Tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ giống hạng III.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ, các bạn đã nắm rõ hơn các quy định về mã, hạng chức danh nghề nghiệp thư viên. Để đạt được những vị trí cao trong ngành nghề thư viên các bạn cần rèn luyện bản thân theo những tiêu chuẩn đã đề ra!

Bình luận

  1. Mình vào biên chế năm 2009. Vị trí việc làm nhân viên thư viện trường học. Bằng cấp đại học chính quy. Xuất phát 1 năm 85%. Sau đó bậc 1: 2.34. Vậy giờ mình thuộc nhân viên thư viện hạng mấy ạ. Mong giải đáp giúp mình ạ. Xin cảm ơn ạ.

  2. Mình vào biên chế năm 2009. Vị trí việc làm nhân viên thư viện trường học. Bằng cấp đại học chính quy. Xuất phát 1 năm 85%. Sau đó bậc 1: 2.34. Vậy giờ mình thuộc nhân viên thư viện hạng mấy ạ. Mong giải đáp giúp mình ạ. Xin cảm ơn ạ.

Để lại bình luận của bạn

Thông tin liên hệ sẽ được giữ bí mật. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Bài viết liên quan