Chức danh nghề nghiệp

Mã số và tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội

Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội là một tên gọi thể hiện các thông tin về trình độ, năng lực, chuyên môn của viên chức hoạt động trong lĩnh vực công tác xã hội. Vậy bài viết này chúng ta cùng tìm hiểu về tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội, để hiểu rõ hơn về chức danh nghề nghiệp này nhé!

Mã chức danh nghề nghiệp công tác xã hội

Điều 2 thông tư 30/2015 TTLT-BLĐTBXH-BNV quy định rõ về mã số chức danh nghề nghiệp công tác xã hội . Theo đó, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành công tác xã hội được chia làm hạng II, III, IV với các mã số sau đây

STTHạng chức danhMã số chức danh
1Công tác xã hội viên chính hạng IIV.09.04.01
2Công tác xã hội viên hạng IIIV.09.04.02
3Nhân viên công tác xã hội hạng IVV.09.04.03
Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội
Mã chức danh nghề nghiệp công tác xã hội

Xem thêm:

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội

Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội được quy định tại thông tư liên tịch số 30/2015. Các nội dung chi tiết về tiêu chuẩn cụ thể như sau:

Tiêu chuẩn chung về đạo đức phẩm chất

  • Có phẩm chất chính trị tốt, đạo đức tốt, là người chấp hành đầy đủ đường lối chủ trương của Đảng và nhà nước.
  • Luôn biết đặt lợi ích của mọi người trên hết, có ý thức bảo vệ liên tục cho các đối tượng, tôn trọng đời tư, quyền tự quyết, quyền bảo mật, khuyến khích và hỗ trợ các đối tượng thực hiện và hoàn thành mục tiêu.
  • Không vụ lợi cá nhân ảnh hưởng đến công tác trợ giúp đối tượng.
  • Luôn giữ thái độ cởi mở, đoàn kết, luôn giữ tinh thần đồng cảm chia sẻ cùng đồng nghiệp.
  • Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của mình trong các hoạt động nghề nghiệp.
  • Không ngừng học hỏi nâng cao trình độ nghiệp vụ trong công tác xã hội.

Tiêu chuẩn chuyên môn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội

Hạng công tác xã hội viên chính hạng II, công tác viên hạng III và nhân viên công tác viên xã hội sẽ có những điều kiện tiêu chuẩn khác nhau về nhiệm vụ, chuyên môn và trình độ đào tạo.

Tiêu chuẩn của từng chức danh nghề nghiệp được quy định tại các Điều 4, 5, 6 của Thông tư 30/2015 TTLT- BLĐTBXH- BNV. Sau đây chúng tôi sẽ tổng hợp các nội dung chính theo bảng sau đây, giúp các quý anh/ chị tiện theo dõi:

Tiêu chíHạng IIHạng IIIHạng IV
Nhiệm vụChủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu phức tạp về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành.

Nhiệm vụ cụ thể: Tiếp nhận, sàng lọc và phân loại đối tượng.

Chủ trì đánh giá tâm sinh lý, tình trạng sức khỏe, nhân thân và các nhu cầu sử dụng dịch vụ công tác xã hội của đối tượng.

Chủ trì các hoạt động, rà soát, giúp đối tượng hòa nhập cộng đồng…

Chủ trì tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm về hoạt động nghiệp vụ công tác xã hội; đề xuất sửa đổi, bổ sung tiêu chuẩn và quy trình nghiệp vụ công tác xã hội.

Chủ trì hoặc tham gia nghiên cứu các đề án, đề tài khoa học về công tác xã hội.

Tham gia biên soạn nội dung, chương trình, giáo trình, tài liệu về công tác xã hội và tập huấn, hướng dẫn nghiệp vụ công tác xã hội cho viên chức và cộng tác viên công tác xã hội.

Nhiệm vụ của hạng chức danh công tác xã hội viên giống với với công tác xã hội viên chính.

Nhiệm vụ chung: Chỉ đạo thực hiện các nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu cơ bản về lý thuyết và phương pháp, kỹ năng thực hành…

Chịu trách nhiệm thực hiện một số nghiệp vụ công tác xã hội có yêu cầu đơn giản về lý thuyết, phương pháp và kỹ năng thực hành theo sự phân công.
Chuyên môn, nghiệp vụCó năng lực chủ trì tổ chức, chỉ đạo và thực hiện các hoạt động nghiệp vụ công tác xã hội.

Phối hợp hiệu quả với các cơ quan, các đơn vị và cá nhân liên quan để thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội.

Có năng lực tổng hợp, khái quát các hoạt động liên quan.

Có khả năng hướng dẫn, đào tạo

Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo các kỹ năng, nghiệp vụ công tác xã hội.

Có khả năng nắm bắt các lý thuyết và phương pháp thực hành trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội phù hợp.

Có khả năng chủ trì, phối hợp với các tổ chức, cá nhân trong quá trình thực hiện nhiệm vụ về công tác xã hội; chịu trách nhiệm cá nhân về kết quả thực hiện nhiệm vụ được giao.

Có khả năng hướng dẫn nghiệp vụ, phổ biến kinh nghiệm và tham gia nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực công tác xã hội.

Nhận biết nhu cầu trợ giúp của đối tượng và xác định các biện pháp giải quyết.

Có khả năng độc lập, thực hiện thành thạo kỹ năng, nghiệp vụ công tác xã hội trong phạm vi nhiệm vụ được giao.

Có khả năng làm việc theo nhóm trong quá trình thực hiện nhiệm vụ thuộc lĩnh vực công tác xã hội.

Có kỹ năng giao tiếp đối với đối tượng.

Có khả năng phát hiện nhu cầu trợ giúp của đối tượng.

Chứng chỉ đào tạoTốt nghiệp đại học chuyên ngành công tác xã hội, tâm lý…

Có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo khung năng lực 6 bậc tại Việt Nam

Có chứng chỉ tin học theo thông tư 03/2014.

Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính (hạng II).

Tốt nghiệp đại học chuyên ngành phù hợp.

Có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 2 theo khung năng lực 6 bậc

Có chứng chỉ tin học theo thông tư 03/2014.

Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên hạng III.

Tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành phù hợp

Có chứng chỉ ngoại ngữ tương đương bậc 1 theo khung năng lực 6 bậc.

Có chứng chỉ tin học theo thông tư 03/2014.

Chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội viên hạng IV.

Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội
Tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp công tác xã hội

Điều kiện dự thi và xét thăng hạng chức danh công tác xã hội

Thăng hạng III lên hạng II:

Việc thăng hạng viên chức công tác xã hội viên từ hạng III lên hạng II; được quy định tại Khoản 5 Điều 4 thông tư 30/2015:

Viên chức thăng hạng từ chức danh công tác xã hội viên (hạng III) lên hạng II; phải có thời gian công tác giữ hạng II đủ 9 năm trở lên; trong đó thời gian gần nhất giữ chức danh hạng III tối thiểu là 03 năm

Thăng hạng IV lên hạng III:

Phải đáp ứng đầy đủ các quy định tại khoản 2; 3 và 4 Điều 6 quy định về tiêu chuẩn chuyên môn; nghiệp vụ và trình độ đào tạo. Ngoài ra phải có thời gian công tác giữ chức danh nhân viên công tác xã hội hạng IV như sau:

  • Khi tuyển dụng lần đầu; có trình độ cao đẳng, có thời gian công tác giữ chức danh nhân viên công tác hạng IV tối thiểu 2 năm.
  • Khi tuyển dụng lần đầu có trình độ tốt nghiệp trung cấp; phải có thời gian công tác giữ chức danh nhân viên công tác xã hội hạng IV tối thiểu 3 năm.

Các xếp lương chức danh nghề nghiệp công tác xã hội

 Thông tư liên tịch số 30 /2015/TTLT-BLĐTBXH-BNV quy định:

  • Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên chính được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 hệ số từ 4.40 đến 6.78.
  • Chức danh nghề nghiệp công tác xã hội viên (hạng III) được áp dụng hệ số lương của viên chức loại A1; từ  2,34 đến hệ số lương 4,98.
  • Chức danh nghề nghiệp nhân viên công tác xã hội hạng IV áp dụng lương viên chức loại B; từ 1,86 đến hệ số lương 4,06.

Nguyên tắc xếp lương sau khi hết thời gian tập sự và được bổ nhiệm vào chức danh nghề nghiệp như sau:

  • Có trình độ tiến sĩ chuyên ngành công tác xã hội xếp bậc 3, hệ số 3.000
  • Có trình độ thạc sĩ chuyên ngành công tác xã hội xếp lương bậc 2, hệ số 2.06

Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ các bạn có thể có thêm những thông tin cần thiết về chức danh nghề nghiệp công tác xã hội. Chúc các bạn đạt được những thành công hơn trong những vị trí mà mình đang và sẽ đảm nhận!

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận

Bài viết liên quan